
Lựa chọn phong cách nội thất luôn là mối quan tâm lớn của nhiều gia đình. Không chỉ giúp ngôi nhà trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn, các phong cách thiết kế nội thất còn thể hiện tính cách và gu thẩm mỹ của gia chủ. Tuy nhiên ít ai biết phong cách nội thất nào là phù hợp? Phong cách cách nào giúp tối ưu không gian sống và đem lại cảm giác thoải mái cho gia đình? Tất cả sẽ được H.WOOD DESIGN gợi ý cho ban các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất năm 2025.
1. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại (Modern Style)
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại là gì?
Nội thất hiện đại là gì? Hiện đại là phong cách có sự tương đồng trong việc bố trí các hình khối không gian đơn giản, là việc tổ chức mặt bằng theo hướng tự do và phi đối xứng. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại sử dụng các vật liệu mới gồm bê tông, kính, thép,… thay cho các vật liệu xưa cũ, cổ điển.
đơn giản, màu sắc nhã nhặn, đặc biệt là nội thất đa chức năng. Bên cạnh đó, kim loại, bê tông, kính, thép… là những vật liệu đặc trưng thường được sử dụng trong không gian nội thất hiện đại.

Ưu điểm:
– Giá trị thẩm mỹ: Thiết kế nội thất phong cách hiện đại đề cao sự đơn giản, tiết chế những chi tiết rườm rà mang đến một không gian sống rộng rãi, thông thoáng. Thế nhưng sự đơn giản không làm mất đi giá trị của sự sang trọng thông qua những đường nét thanh mảnh, gãy gọn cùng bảng màu nhẹ nhàng làm tôn lên vật liệu, nội thất cao cấp. Bên cạnh đó đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những gia chủ mong muốn một không gian sống sáng tạo và cá tính.
– Không gian sống rộng rãi: Bằng việc tối ưu hoá không gian nhờ cách bố trí thông minh, ứng dụng nội thất đa chức năng và ưu tiên chất liệu kính, phong cách mở ra một không gian rộng, thoáng, đặc biệt phù hợp với cả những ngôi nhà nhỏ.
– Tính bền vững theo thời gian: Với phong cách nội thất hiện đại, bạn không cần lo lắng ngôi nhà bị lỗi thời sau 10 năm, 20 năm. Mặt khác, phong cách cũng phù hợp thị hiếu mọi lứa tuổi
– Chi phí thấp hơn so với những phong cách khác: Về chi phí thiết kế thi công phong cách nội thất hiện đại sẽ có phần dễ chịu hơn vì không nhiều chi tiết cầu kỳ hay đồ nội thất, vật liệu đắt đỏ như phong cách cổ điển, tân cổ điển.
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì phong cách cũng còn những hạn chế như thiếu đi tính cá nhân hoá nếu không có sự sáng tạo trong thiết kế, cách phối màu. Ngoài ra, phong cách còn dễ trộn lẫn sang phong cách khác như tối giản hay scandinavian nếu không nắm rõ những đặc trưng.
2. Phong cách tối giản (Minimalism)
Minimalism, hay phong cách tối giản, xuất hiện như một phong trào ở phương Tây sau Thế chiến II. Phong cách này trở nên phổ biến vào những năm 60, 70, với các tác phẩm điêu khắc của John McCracken, Robert Morris, và Frank Stella. Phong cách này tạo ra bố cục giản dị và thoáng đãng, với ít đồ đạc nhưng không thiếu thẩm mỹ. Dùng ít đồ vật trang trí nhưng vẫn làm cho không gian sống sang trọng và tinh tế chính là điểm cuốn hút của phong cách tối giản.

*Đặc điểm nhận dạng:
– Sử dụng màu sắc hạn chế: Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách này: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn.
– Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến như một phông nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời mang lại hiệu quả thị giác về một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng
– Ánh sáng được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ
– Các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng, bàn ghế được sử dụng ở mức độ tối giản, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa phải có yếu tố thẩm mỹ.
=> Phù hợp với:
– Thiết kế văn phòng
– Các căn hộ có diện tích nhỏ
– Những người thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng
3.Phong cách Bắc Âu (SCANDINAVIAN)
Phong cách Bắc Âu – Scandinavian là phong cách đề cao sự đơn giản, tinh tế, có phần tương tự như ngôn ngữ hiện đại, tối giản. Có nguồn gốc từ vùng đất Bắc Âu lạnh giá nên phong cách sở hữu những đặc trưng riêng biệt, đó là một không gian mộc mạc, tinh tế với lối trang trí tối giản, ánh nắng chan hòa, gam màu trắng chủ đạo, kết hợp cùng chất liệu tự nhiên như gỗ, da, sợi dệt đan mang đến một không gian sống gần gũi và ấm cúng. Chính sự cân bằng đến từ giá trị thẩm mỹ – sự tối giản – chức năng tiện dụng cùng sự nhẹ nhàng phản ánh bản chất coi trọng sự yên tĩnh, thư thả chính là yếu tố tiên quyết đưa phong cách Scandinavian ngày càng phát triển và đến gần với nhu cầu của các gia chủ hơn.

* Đặc điểm nhận dạng:
– Sử dụng màu trắng làm chủ đạo
– Gỗ là vật liệu không thể thiếu, phổ biến nhất là gỗ tếch. Sự xuất hiện của trần, sàn, tường gỗ rất thường gặp trong phong cách thiết kế nội thất này.
– Ánh sáng tự nhiên được tận dụng tối đa
– Dùng các họa tiết hoa văn, màu sắc tinh tế làm điểm nhấn trong thiết kế nội thất.
=> Phù hợp với: Những căn hộ nhỏ cần tạo không gian thoáng đạt.
4. Phong cách nội thất Indochine (Phong cách Đông Dương)
Phong cách nội thất Indochine đúng như tên gọi của mình, là sự kết hợp đầy sáng tạo giữa 2 nền văn hóa lớn Trung Quốc và Ấn Độ, tạo nên vẻ đẹp tĩnh lặng, độc đáo, cuốn hút đậm chất Á Đông. Chắc chắn bạn sẽ bị thu hút bởi các vật dụng thiết kế nội thất mộc mạc, dân dã như phản, giường mây,…Các vật dụng nội thất làm từ chất liệu thiên nhiên như gỗ, tre, mây rất được ưa chuộng trong phong cách nội thất Đông Dương. Bên cạnh đó, các màu sắc trung tính như vàng nhạt, vàng kem, trắng được sử dụng làm màu chủ đạo, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái phù hợp với khí hậu Việt Nam.

*Đặc điểm nhận dạng:
– Thành phần kiến trúc mang hơi hướng kiến trúc Pháp – Sử dụng tone màu trung tính (vàng nhạt, vàng kem, trắng) kết hợp với màu của gỗ và đồ mây tre.
– Ứng dụng nhiều các chi tiết trang trí, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và chất liệu địa phương
– Hoa văn họa tiết tạo hình phong phú và tinh xảo; đồ nội thất cấu trúc đơn giản nhưng tinh tế
– Dùng vật liệu tự nhiên như gỗ, mây, tre, gạch bông, gạch nung
5. Phong cách thiết kế nội thất Rustic (Rustic Style)
Phong cách nội thất Rustic là một xu hướng thiết kế nội thất đơn giản, hòa nhập với thiên nhiên. Những vật dụng nội thất trong phong cách Rustic đều có nét mộc mạc, thô sơ nhưng không kém phần ấn tượng. Đặc biệt là những bức tường gạch thô hoặc đá tự nhiên sẽ đem lại nét đẹp độc đáo, mới mẻ cho căn nhà của bạn.

*Đặc điểm nhận dạng:
– Xà dầm gỗ thô: Vừa định hình không gian kiến trúc vừa cho thấy sự gắn kết với thiên nhiên trong nhà.
– Các loại vải thiên nhiên đơn giản: Các loại vải từ sợi tự nhiên xù xì, hơi cũ như vải lanh, vải sợ, đay, vải gai, vải cotton, linen, len là chất liệu thể hiện tốt nhất đặc trưng của phong cách Rustic. Những chiếc thảm, khăn, bọc vải, chăn, rèm, khăn trải bàn không có hoa văn là sự lựa chọn tuyệt vời cho phong cách này.
– Những chiếc cửa sổ lớn: Giúp căn nhà tràn ngập ánh sáng và giao hoà với tự nhiên.
– Sự tiện nghi và nội thất hiện đại: Đồ nội thất thông minh chính là những sản phẩm hoàn hảo cho phong cách này – những món đồ gỗ hoặc da thô chính là nguyên liệu vô cùng hoàn hảo.
– Màu sắc tự nhiên, dịu nhẹ (màu trắng, gỗ hoặc đá) mang đến sự mộc mạc tự nhiên cho ngôi nhà.
6. Phong cách thiết kế nội thất Farmhouse
Farmhouse là phong cách thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ các nông trại nơi miền quê yên bình ở các nước châu Âu như Pháp, Anh, Ý… và được ra đời từ thế kỷ 16, 17. Ban đầu Farmhouse chỉ là sự sáng tạo từ nhu cầu thực tiễn, xuất phát từ nơi nghỉ ngơi của người nông dân. Những vật liệu sử dụng khá đơn giản, dễ kiếm như gỗ lớn, thường là gỗ thông. Vật dụng trang trí thủ công, mộc mạc và đồ nội thất hài hòa với thiên nhiên.
Giờ đây Farmhouse là phong cách thiết kế cân bằng giữa cái cũ và cái mới; pha trộn giữa đơn giản, mộc mạc với hiện đại, tinh tế. Tất cả tạo đem đến cảm giác thư giãn, ấm cúng.

*Đặc điểm nhận dạng:
– Yếu tố nổi trội của phong cách thiết kế nội thất Farmhouse là tính thực tế. Điều này minh chứng cho sự bắt nguồn của phong cách này. Chính vì thế, những ngôi nhà mang phong cách Farmhouse thường sử dụng đồ nội thất cổ điển, thiết kế đơn giản, mộc mạc. Những chiếc bàn gỗ lớn, ghế dài, tủ đứng,… đều được làm bằng chất liệu gỗ mang vẻ đẹp tự nhiên.
– Phong cách Farmhouse thường mang sắc sáng, trung tính như kem, be, xám, màu pastel và được kết hợp với màu xanh dương, xanh đậm, đen,… Đây là những màu sắc tôn lên vẻ đẹp của các đường nét thiết kế, dễ trang trí để tạo nên điểm nhấn cho không gian.
– Ánh sáng tự nhiên là một phần của vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản. Nó giúp tái hiện toàn cảnh ngôi nhà với vẻ chân thực nhất. chính vì thế, những ngôi nhà mang phong cách Farmhouse thường được thiết kế để hứng trọn ánh nắng tự nhiên, tăng sinh khí và tạo vẻ đẹp đơn thuần cho không gian nhà.
– Xuất phát điểm từ những cánh đồng, trang trại nên những ngôi nhà mang phong cách Farmhouse luôn được trang trí bởi những yếu tố thiên nhiên. Hoa lá, cây cỏ, tranh phong cảnh được trưng bày ở mọi góc căn phòng.
7. Phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi
Wabi sabi là một thuật ngữ đại diện cho thẩm mỹ Nhật Bản và là đặc trưng của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản. Không có một dịch nghĩa nào là hoàn toàn chính xác cho cụm từ Wabi sabi. Như theo quan điểm của người Nhật thì Wabi sabi sẽ thiên về sự cảm nhận nhiều hơn là một khái niệm.
Wabi sabi được ghép từ wabi – mang ý nghĩa tĩnh mịch, thanh vắng, trầm tư và yên tĩnh, đơn giản theo tinh thần haiku và trà đạo; còn sabi theo từ điển cổ lại là tượng trưng cho vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển Nhật Bản, lấy bối cảnh là sự vô thường, đem đến hương vị từ sự cũ kỹ, yên bình. Nhìn chung, Wabi sabi chính là tìm kiếm những điều không hoàn mỹ, tôn vinh những thứ cũ kỹ, vô thường và hướng đến giá trị sống đơn giản, tự nhiên.

Ưu điểm của thiết kế nội thất phong cách Wabi Sabi
Việc ứng dụng phong cách wabi sabi vào thiết kế nội thất đang trở thành một làn sóng mới tại Việt Nam. Để có thể hiểu hơn vì sao phong cách này thành xu hướng, hãy cùng Decox điểm qua những lợi ích mà Wabi Sabi mang lại:
– Không gian sống đơn giản mà ấn tượng: Thiết kế nội thất Wabi Sabi tập trung vào nguyên lý tối giản, lược bỏ những thứ không cần thiết, tạo ra một không gian sống giản dị nhưng vẫn có sức hút riêng.
– Không gian gần gũi và kết nối với tự nhiên: Với việc sử dụng những yếu tố tự nhiên, vật liệu thô mộc cùng yếu tố cây xanh phong cách Wabi Sabi mang đến cảm giác bình yên, tĩnh tại trong tâm hồn. Đây là điều vô cùng cần thiết trong guồng quay nhịp sống hối hả như bây giờ.
– Tính cá nhân hóa: Không phải chỉ những phong cách theo đuổi chuẩn mực sang trọng, xa xỉ mới đáp ứng được tính cá nhân hóa mà bằng việc thấu hiểu ý nghĩa mỗi món đồ, cách sắp xếp có chủ đích thì phong cách Wabi Sabi sẽ mang đến chất riêng cho căn nhà của bạn.